Đó là bác sĩ Cheah Way Mun,ệnxứngườiBácsĩnhãnkhoavàtòayđứbong đa truc tiep 65 tuổi, hành nghề tại trung tâm mắt của bệnh viện tư nhân Mount Elizabeth. Năm 2009, ông Cheah phẫu thuật thay thủy tinh thể cho một nữ bệnh nhân được giấu tên, nay 58 tuổi. Bà này bị cận thị nặng tới 13 độ ở mắt trái, nhưng bác sĩ Cheah lắp cho bà thủy tinh thể nhân tạo chỉ 4 độ.
Sau khi phẫu thuật, theo lời kể của người chồng là Bernard Huang, mắt bệnh nhân không nhìn thấy được. Trở lại gặp ông Cheah, bệnh nhân được vị bác sĩ giải thích rằng việc phẫu thuật và thủy tinh thể giả chỉ giúp cải thiện được 3 độ, 10 độ còn lại thì phải đeo kính để điều chỉnh, và điều đó là bình thường. Mờ mịt, vợ chồng ông Huang phải tìm đến chỗ ông Cheah liên tục. Thế nhưng, thay vì chấp nhận đã sai sót, bác sĩ Cheah lại thách thức bệnh nhân đi kiện nếu không hài lòng với việc điều trị của ông. Và vợ chồng ông Huang đã đưa vụ việc lên SMC.
Cho đến khi bệnh nhân xuất hiện đến lần thứ 5 trong một tháng, bác sĩ Cheah mới thừa nhận đã lắp sai thủy tinh thể và đề nghị phẫu thuật lại mà không tính phí. Tuy vậy, sau lần phẫu thuật thứ hai, dù đeo mắt kính, “mọi thứ vẫn cứ giống như khi nhìn xuyên qua kính xe hơi giữa trời mưa mà không có cần gạt nước vậy”, ông Huang kể về tình trạng của vợ.
Sau 5 năm theo dõi, hôm 2.5, SMC đưa bác sĩ Cheah ra tòa y đức, chủ trì là giáo sư John Wong. Ông Wong kết luận bác sĩ Cheah “đã sử dụng các kỹ thuật không chuẩn xác hoặc bị lỗi và không đầy đủ” trong quá trình phẫu thuật lần đầu. Vì vậy, “bác sĩ đã gây hại cho bệnh nhân, khiến người này phải chịu đau đớn, bất an và rủi ro trong lần phẫu thuật thứ hai để sửa sai lần thứ nhất”.
Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn, theo Giáo sư Wong, “nếu không may mắc phải sai sót, bác sĩ phải nhanh chóng tìm ra và thông báo ngay với bệnh nhân” thay vì cố tình cãi chày cãi cối như bác sĩ Cheah. “Hành vi đó đã làm mất lòng tin của công chúng”, ông Wong nói.
Mặc dù ghi nhận ông Cheah chưa từng có “tiền sự” trong quá trình hành nghề và cũng đã tỏ ra hối lỗi nhưng việc nhận lỗi “quá muộn màng” khiến tòa y đức quyết định: “Cần phải đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng điều đó không thể chấp nhận được”. Và bản án cho bác sĩ Cheah là 10.000 SGD (170 triệu đồng) tiền phạt và toàn bộ án phí.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
>> Chuyện xứ người: Vụ án đứa trẻ thụ tinh nhân tạo
>> Chuyện xứ người: Trả thù anh trai sau 17 năm
>> Chuyện xứ người: Tội “nuôi” trẻ cho mục đích tình dục
>> Chuyện xứ người: Án ly hôn của hoa hậu và triệu phú
>> Chuyện xứ người: Công lý cho người “chết vì việc”
>> Chuyện xứ người: Luật truy cứu trách nhiệm do lơ là