Đó là những dự đoán được đưa ra trong 2 cuộc nghiên cứu về hậu quả khủng khiếp của tình trạng ấm lên toàn cầu.
Nội dung các cuộc nghiên cứu này xoáy vào 2 khía cạnh ít được tìm hiểu nhất về tác động môi trường của xu hướng trên: các sông băng sẽ bị ảnh hưởng ra sao,ìnhtrạngấmlêntoàncầugâyhậuquảkhủngkhiếthuckhuya tv cũng như thời điểm và địa điểm xảy ra, và những vấn đề mà nhiều thế hệ con người sẽ buộc phải đối mặt trong tương lai.
Theo đó, nghiên cứu về sông băng dự đoán các lớp băng và chỏm băng trên núi sẽ sụt giảm trung bình từ 15 đến 27% khối lượng vào năm 2100.
“Việc tan băng trên diện rộng có thể gây nên các tác động khủng khiếp đến nguồn nước trong khu vực”, AFP dẫn cảnh báo trong nghiên cứu của Đại học Alaska (Mỹ). Một số nơi sẽ hứng chịu hậu quả dữ dội hơn các vùng khác do độ cao của sông băng, địa hình tự nhiên…
New Zealand có thể mất đến 72% (từ 65 đến 79%) số băng của nước này. Tình trạng tan băng ở Greenland được dự đoán vào khoảng 8% và tỷ lệ này khoảng 10% ở các vùng núi cao tại châu Á.
Hậu quả là mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 12cm vào năm 2100, theo báo cáo trên. Con số đó, không bao gồm sự bành trướng của các đại dương trong điều kiện khí hậu ấm lên, khá tương đồng với kết quả của Báo cáo Đánh giá lần 4 do Ủy ban Thay đổi Khí hậu của LHQ thực hiện vào năm 2007.
Các nhà địa vật lý Valentina Radic và Regine Hock của Đại học Alaska đã rút ra kết luận này dựa trên các tính toán theo mô hình máy tính xây dựng từ các dữ liệu của hơn 300 sông băng từ năm 1961 đến 2004. Theo đó, nhiệt độ bề mặt Trái đất có thể tăng 2,8 độ C trong thế kỷ 21 do khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Sau khi xây dựng xong mô hình, các chuyên gia áp dụng phương pháp này để đo đạc 19 khu vực có chứa sông băng và chỏm băng trên toàn thế giới, trừ các thềm băng ở Nam Cực và Greenland, nơi giữ đến 99% lượng nước ngọt trên thế giới.
Nếu băng Nam Cực và Greenland cũng tan chảy theo, mực nước biển sẽ tăng theo từng mét chứ không phải cm nữa, nhấn chìm nhiều thành phố ven biển. Đây là viễn cảnh mà cuộc nghiên cứu thứ hai đề cập, vốn tập trung vào ảnh hưởng quán tính của khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Các phân tử carbon bị thải ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch và cháy rừng có thể tồn tại trong không khí nhiều thế kỷ trước khi phân hủy. Ngay cả khi các quốc gia thành công trong việc ngăn chặn sự thải ra carbon vào năm 2100, cơ chế ấm lên toàn cầu vẫn tiếp tục diễn ra trong nhiều trăm năm nữa, theo kết luận của Đại học Calgary (Canada).
Nghiên cứu của Đại học Calgary dựa trên viễn cảnh nhiệt độ Trái đất sẽ tăng trung bình khoảng 3,4 độ C vào cuối thế kỷ này. Sau khi phân tích lực quán tính của các dòng hải lưu chảy vào phía nam Đại Tây Dương, giáo sư Shawn Marshall cho rằng các đại dương đang bắt đầu ấm lên do hậu quả của sự thải khí CO2từ thế kỷ trước.
Mô hình máy tính cho thấy tình trạng này sẽ tiếp tục xảy ra trong biên độ thời gian là cả nghìn năm. Hậu quả là nước biển có thể dâng đến 4m vào năm 3000, theo giáo sư Marshall.
Hạo Nhiên